10 gợi ý để phát triển thói quen đọc sách

Thứ ba - 26/12/2023 01:00
Đọc là một phương thức học tập tương đối dễ dàng, nhưng việc phát triển kỹ năng đọc và thói quen đọc đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Lợi ích và tầm quan trọng của việc đọc sách thì khỏi phải bàn, nội dung sau đây chủ yếu chia sẻ với những bạn muốn đọc sách nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà chưa thực sự kiên trì.
1. Tìm cho mình mục đích đọc sách
Nhiều người thích chọn đọc sách hơn, không phải vì sở thích thuần túy mà vì nhu cầu học tập, nhu cầu công việc, nhu cầu tri thức, nhu cầu nâng cao khí chất bên trong, v.v. Mục đích có thể kích hoạt bộ não. Khi bạn có mục đích hoặc mục tiêu rõ ràng cho việc đọc, bộ não của bạn sẽ tìm kiếm một cách có ý thức nội dung trong những cuốn sách có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
2. Xác định nội dung đọc
Hãy suy nghĩ về sở thích và mối quan tâm của bạn và bắt đầu đọc những cuốn sách mà bạn quan tâm, điều này sẽ thúc đẩy bạn duy trì thói quen đọc sách và tận hưởng nó. Tốt nhất là bạn phải nên biết mình muốn đọc gì và muốn đọc gì nhất. Nhưng nếu vì một vài lý do gì đó, mà tự thân bạn không thể tìm cho mình câu trả lời, vậy hãy nhờ sự trợ giúp của thầy cô, bạn bè hoặc những người xuất chúng giới thiệu cho bạn. Lọc ra cho mình một danh sách những sách cần đọc trong phạm vi một lĩnh vực mà mình quan tâm. Mỗi một lĩnh vực chuyên môn cụ thể đều có những chuyên gia giới thiệu những đầu sách cần đọc đến cho mọi người cần quan tâm.  tìm danh mục sách uy tín, ở mọi lĩnh vực đều sẽ có. là một số chuyên gia và chuyên gia. Đồng thời, bạn cũng có thể dựa trên những đầu sách mà bản thân đã đọc và đã yêu thích để mở rộng phạm vi nội dung đọc (như mở rộng về tác giả, mở rộng chủ đề, mở rộng các cuốn sách được đề cập trong sách, v.v.).
3. Lập danh sách các quyển sách
Lập danh sách những cuốn sách bạn muốn đọc để bạn biết bản thân sẽ nên đọc gì tiếp theo sau khi đọc xong một tác phẩm, một tài liệu, tư liệu nào đó và danh sách những quyển sách này cũng mang chức năng cũng nhắc nhở bạn nên đọc gì tiếp theo.
4. Đặt mục tiêu đọc hàng ngày hoặc hàng tuần
Chỉ có mục tiêu đọc hợp lý mới có thể giúp bạn đạt được điều mình mong muốn, vì vậy khi đặt mục tiêu bạn phải xem xét hoàn cảnh thực tế của bản thân, không quá cao cũng không quá thấp.
5. Tìm một nơi đọc sách có lợi
Hãy tìm và tập trong cho việc đọc những quyển sách có lợi cho việc phát triển thói quen đọc sách của bạn, đồng thời dành thời gian cố định để đọc mỗi ngày.
6. Ghi chép
Trong hoặc sau khi đọc, bạn có thể cân nhắc việc ghi chép lại những thông tin, ý trọng tâm của những gì mình đã đọc. Đọc xong mà không thu được gì thì dần dần bạn sẽ không còn muốn đọc nữa. Cách tốt nhất để đạt được điều gì đó từ việc đọc là ghi chú khi đọc, chỉ cần viết tóm tắt nội dung hoặc suy nghĩ sau khi đọc và ghi lại bối cảnh, nhân vật chính, hành động, quan điểm, hiểu biết khi đọc, v.v. của cuốn sách. Trích dẫn một số từ và câu hay. Sau đó hãy đọc và xem lại nó thường xuyên, một ngày nào đó trong tương lai, nó có thể trở thành tài sản quý giá của bạn.
7. Hãy bình tĩnh và đọc những tác phẩm kinh điển
Nếu bạn muốn trở thành một người đọc có trình độ, trước tiên bạn phải biết thế nào là viết hay. Có rất nhiều tác phẩm kinh điển xuất hiện trong lịch sử hàng nghìn năm của nhân loại, bạn có thể chọn một số để đọc, hoặc cũng có thể tìm những tác phẩm kinh điển ở quốc gia của bạn hoặc là thế giới để đọc. Ngoài ra, trong mỗi một lĩnh vực, ngành nghề khác nhau đều có những quyển sách kinh điển, tùy vào nhu cầu học tập, công việc và tiếp nhận tri thức của bản thân mà bạn có thể tìm đọc và nghiên cứu kỹ lưỡng.
8. Đừng chỉ trở thành kẻ tích trữ sách
Đối với sách, mua mà không đọc thì sẽ trở thành một việc vô nghĩa. Khi mua sách, trước tiên bạn có thể hiểu hoặc đọc thử một phần nhỏ của cuốn sách, sau đó mới mua khi bạn thực sự thấy hứng thú. Tất nhiên, bạn cũng có thể chọn đọc sách điện tử, đến thư viện đọc hoặc mượn sách, việc mượn sách sẽ giúp bạn có thêm động lực để hoàn thành chúng.
9. Giải quyết các khó khăn khi đọc
  • Khó khăn về từ vựng
Khi bạn đang đọc và gặp một số từ mà bạn không biết hoặc không hiểu, đừng vội chú ý đến chúng hoặc tra cứu chúng trong từ điển ngay lập tức mà hãy tiếp tục đọc. Vì nghĩa của từ thường trở nên rõ ràng trong ngữ cảnh nên hãy xác định nghĩa cụ thể của từ đó ở cuối bài đọc.
  • Tài liệu đọc khó hiểu
Đây là một vấn đề tương đối khó khắc phục và thường thấy trong các sách hay bài viết thuộc về chuyên môn. Sử dụng kiến ​​thức về đọc trước, đọc lướt, bỏ qua và cấu trúc lại đoạn văn để đọc tài liệu nhiều lần nhằm liên tục củng cố sự hiểu biết.
  • Tốc độ đọc không phù hợp
Mỗi một nguồn tài liệu đều có những cách đọc với tốc độ khác nhau để có thể nắm bắt tri thức một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, hãy học cách đọc nhanh và và cũng học cả việc chọn và không chế tốc độ đọc theo ý muốn. Được vậy, bạn có thể kiểm soát và chọn tốc độ đọc phù hợp và hiệu quả với các loại tài liệu khác nhau, thích ứng được nhu cầu, thời gian, năng lượng cũng như hoàn cảnh bên trong và bên ngoài.
  • Trạng thái cảm xúc không chính xác
Trạng thái cảm xúc không chính xác chẳng hạn như không để tâm vào việc đọc sách ngay hiện tại. Hãy cố gắng loại bỏ những phiền nhiễu khỏi tâm trí và tìm cho mình một cảm xúc phù hợp để đọc quyển sách mà mình đang muốn đọc. Nếu suy nghĩ của bạn có xu hướng lan man quá, thiếu tập trung, hãy tạm dừng lại một chút và tập trung suy nghĩ một cách có ý thức.
  • Thiếu sự hứng thú
Chuẩn bị hoặc có sự thấu hiểu nhất định về những gì bạn sắp đọc, bởi lẽ sự thiếu hứng thú thường liên quan đến những khó khăn bạn gặp phải, chẳng hạn như từ vựng không quen thuộc thường làm gián đoạn khả năng hiểu, tài liệu khó hiểu, các ý nghĩ khác thỉnh thoảng xuất hiện và đan xen vào làm nhiễu tâm, chung quanh không có các thiết bị, công cụ hỗ trợ cần thiết v.v.
  • Thiếu động lực
Hãy phân tích lý do tại sao bạn muốn đọc quyển sách này, sau đó đặt cho mình mục tiêu và kế hoạch đọc rõ ràng và cụ thể. Động lực sau đó có thể tự động sẽ được khắc phục hoặc tăng lên.
10. Luyện viết
Đọc và viết là hai hoạt động không thể tách rời. Bạn có thể viết bài giới thiệu về những quyển sách bạn yêu thích; viết bài cảm nhận dựa trên dòng cảm xúc hoặc những điều tâm đắc của bạn sau khi đọc một tác phẩm nào đó, thậm chí có thể mô phỏng mạch văn mà bạn đã đọc để viết lại những thông điệp của bản thân sau đó chia sẻ chúng với cư dân mạng trên một số nền tảng. Viết và chia sẻ sau khi đọc, một mặt bạn có thể tạo cơ hội để bản thân được giao tiếp và học hỏi, đồng thời, bạn cũng có thể tạo ra những kiến ​​​​thức mới. Có thể sẽ có những lợi ích bất ngờ (người hâm mộ, danh tiếng, tiền bạc, v.v.). Những điều này có thể thúc đẩy bạn tiếp tục đọc và học hỏi.

Phú Lê
(sưu tầm và biên dịch)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây